Mô Hình Thực Hành Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Nửa Người Có Monitor
Tình trạng:
Còn trong kho
13,500,000đ
Mô Hình Thực Hành Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Nửa Người Có Monitor dùng theo dõi nên đánh giá được chính xác động tác của người thực hiện có đúng và đủ lực không, thích hợp cho việc giảng dạy và học tập kỹ năng tiền lâm sàng cấp cứu ngừng tuần hoàn tại các trường đại học, cao đẳng y hoặc các trung tâm cấp cứu...
Mô Hình Thực Hành Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Nửa Người Có Monitor theo dõi nên đánh giá được chính xác động tác của người thực hiện có đúng và đủ lực không, thích hợp cho việc giảng dạy và học tập kỹ năng tiền lâm sàng cấp cứu ngừng tuần hoàn tại các trường đại học, cao đẳng y hoặc các trung tâm cấp cứu...
Video Chi Tiết Hình Ảnh Thực Tế Của Sản Phẩm.
Mô Hình Thực Hành Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Nửa Người Có Monitor : Thông số kỹ thuật
Trọng lượng: 20kg
Chất liệu: cao su nhiệt dẻo
Chiều cao: 85cm (tỷ lệ 1/1 so với thực tế)
Kiểu dáng: 1/2 người trên
Bộ sản phẩm bao gồm: + Mô hình nửa trên người trường thành để thực hành cấp cứu + Một màn hình điều chỉnh và theo dõi các thông số + Một chiếc túi đựng bằng vải Oxford gọn gàng, tiện lợi + Một miếng đệm lót phía dưới để đảm bảo vệ sinh + Một bộ dây nguồn + Hộp mặt nạ thổi ngạt : 50 chiếc / hộp (chúng tôi có cung cấp thêm khi sử dụng hết) + Túi phổi thay thế : 4 túi + Da mặt để thay thế + Sách và 1 đĩa CD hướng dẫn vận hành
Nguồn điện 220V, công suất đầu ra của bộ điều chỉnh điện áp 12V. (Có tùy chọn lắp đặt pin lithium để sử dụng trực tiếp mà không cần nguồn điện bên ngoài.)
Mô Hình Thực Hành Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Nửa Người Có Monitor : Cách sử dụng
Bước 1 : Lựa chọn chế độ và điều chỉnh thông số:
Lựa chọn 1 trong 3 chế độ thực hành
Điều chỉnh các thông số về thời gian, nhịp tim...
Bước 2 : Ép tim
Mã vạch hiển thị độ sâu của lực ép tim ở bên phải màn hình, độ sâu chính xác của lực ép tim là 4 - 5 cm
+ Khi lực ép tim chưa đủ mạnh, mã vạch có màu vàng.
+ Khi lực ép tim phù hợp, mã vạch có màu xanh lục.
+ Khi lực ép tim quá mạnh, mã vạch có màu đỏ.
Thời gian bắt đầu tính khi tiến hành ép tim lần đầu tiên
Tần số ép tim có thể cài đặt giá trị theo yêu cầu
Các vị trí ép tim sai sẽ có đèn báo màu đỏ, vị trí chính xác có đèn màu xanh lục
Bước 3 : Thổi ngạt
Mã vạch thể hiện khối lượng không khí thổi vào ở bên trái màn hình : Khối lượng không khí chính xác cần thổi khi cấp cứu vào khoảng 500 - 600 ml cho đến 1000 ml + Khi khối lượng khí thổi vào quá nhỏ, mã vạch có màu vàng. + Khi khối lượng khí thổi vào thích hợp, mã vạch có màu xanh lá cây. + Khi khối lượng khí thổi vào quá lớn, mã vạch có màu đỏ.
Cần đặt ngửa đầu, cổ ưỡn để không khí dễ dàng thổi vào phổi : Khi làm động tác này sẽ có đèn báo màu xanh ở vùng cổ, lúc đó mới tiến hành thổi ngạt
Mô hình thực hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nửa người có monitor: Ưu điểm
Chỉ có nửa thân trên, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo với túi xách
Các bộ phận hao mòn như phổi giả và da mặt có phần thay thế để đảm bảo vệ sinh và sử dụng lâu dài
Chất liệu cao cấp, bền đẹp
Có màn hình theo dõi số lần thao tác đúng sai : lực và vị trí thao tác như thế nào là chuẩn xác
Có 3 chế độ thuận tiện cho học tập và kiểm tra đánh giá + Chế độ 1 : Luyện tập tự do là ép tim và thổi ngạt với số lần tùy ý + Chế độ 2 : Luyện tập theo quy chuẩn là 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt + Chế độ 3 : Chế độ thi là cần thực hiện số lần ép tim và thổi ngạt đã cài đặt trong 1 khoảng thời gian quy định. Nếu cấp cứu thành công sẽ có tiếng mô phỏng nhịp tim, mạch và đồng tử co lại